“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Gggg10
“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Gggg10
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang Chính“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi EmptyGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 “Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
viproit
chuyên gia khoa học
chuyên gia khoa học
viproit

Thú Nuôi : báo
cấp cấp : “Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Medale10
Bài Viết Bài Viết : 117
$ đôla $ đôla : 364
Thanks Thanks : 56
Sinh Nhật Sinh Nhật : 17/07/1990
Tham Gia Tham Gia : 04/09/2011
Tuổi Tuổi : 33
Đến từ Đến từ : phu quy

Trình Độ
kinh nghiệm:
“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Left_bar_bleue700/10000“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Empty_bar_bleue  (700/10000)


“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Empty
Bài gửiTiêu đề: “Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi   “Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi I_icon_minitimeTue Oct 04, 2011 10:09 am




Một
nông dân mới học lớp 6 chế ra máy sạ lúa theo hàng chạy ngời ngời trên
đồng ruộng. Các chuyên gia ở châu Phi qua coi đã ký hợp đồng mua máy
ngay lập tức. Đã vậy, họ còn nhờ anh đưa người qua làm cố vấn kỹ thuật.


Quê ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười,
tỉnh Đồng Tháp, Phạm Thanh Liêm (36 tuổi) mê cơ khí từ nhỏ. Lớn lên lập
gia đình, anh gom chút vốn liếng mở xưởng sửa máy nông cụ. Những chiếc
máy xới, máy cày... bị trục trặc vô tay anh là chạy tốt!

Mất bốn năm để “máy thay người”


Rồi anh tiến tới cải tiến máy gặt đập
liên hợp của Trung Quốc. Cái máy gốc nặng nề, xuống ruộng là lún, chạy
vài bữa là hư, lúa suốt ra bị “sống”, rơm vô máy bị kẹt... Lại
thêm đồ phụ tùng tốn kém nên ai cũng ngán. Anh Liêm cải tiến nó nhẹ hơn,
máy chạy êm, lúa sạch trơn, rơm không kẹt, xuống ruộng hết lún. Bà con
khoái quá đặt mua nườm nượp.

“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Kysu1

Làm được vậy nhưng anh vẫn thấy chưa đã.
Bởi trong nghề ruộng, nông dân vẫn còn nhiều khâu tốn sức lao động như
bón phân, gieo sạ, xịt thuốc... chi phí cao, mất thời gian và công sức.
Một lần, có nông dân vác đến cái máy sạ hàng bị gãy gọng và than: “Gọi
máy sạ hàng nhưng nó chỉ có phần “máy” là cái hộc đựng lúa tự xoay,
thực chất cũng còn “sức người thay trâu”, phải còng lưng kéo. Phải chi
có cái máy mà mình ngồi luôn ở trển, chỉ cần cầm lái điều khiển, máy
chạy tới đâu sạ lúa tới đó. Vậy mới gọi là máy chớ!”
. Tiếng “rên” của nông dân nọ khiến anh Liêm suy nghĩ.

Theo thầy Xuân qua châu Phi làm tư vấn


Nghe tiếng anh Liêm, GS.TS Võ Tòng Xuân đến mời anh tham gia dự án “Giúp nông dân châu Phi trồng lúa” với nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp. Anh gãi tai lắc đầu: “Em mới học xong lớp 6 mà biết gì thầy, chuyện đó để cho kỹ sư họ làm”. Ông Xuân nói: “Không
có bằng cấp mà làm được công việc của kỹ sư thì còn hơn kỹ sư. Tôi cần
người làm được việc chớ không cần người có bằng cấp”.


Cuối năm 2009, anh Liêm cùng thầy Xuân
qua châu Phi để tư vấn cho đối tác Mozambique về máy nông nghiệp. Tại
đây, người ta chỉ những chiếc máy cày John Deere đồ sộ và nặng nề như
con trâu mộng nhờ anh Liêm cải tiến, thay bánh xe cao su của John Deere
bằng bánh lồng như ở Việt Nam. “Tôi làm không được vì máy này nặng quá” -
anh Liêm từ chối và mô tả cho ông Nuno Unige, giám đốc Công ty
LAP/Ubuntu, về hoạt động của những chiếc máy sạ, máy gặt đập liên hợp
của Việt Nam. Tức mình, ông Nuno Unige bay sang Việt Nam, tới tận Láng
Biển coi máy.

“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Kysu

Tới nơi, thấy xưởng cơ khí lèo tèo 50m2 của anh Liêm chỉ có vài cái máy tiện, hàn... lỏ nhỏ, ông Nuno “xìu”
xuống như bị dội gáo nước lạnh. Nhưng khi ra đồng, thấy máy sạ Thanh
Liêm bon bon trên ruộng, lúa sạ xuống đều tăm tắp và máy gặt đập chạy
rào rào, quào cắt lúa phía trước, suốt lúa phía sau, ông mê tít. Lúa
sập, lúa ngã máy cũng không chê!

Thay vì mua máy John Deere cả ngàn USD,
ông quyết định mua liền năm máy sạ và năm máy gặt đập liên hợp gửi về
Mozambique, đồng thời yêu cầu anh Liêm gửi “chuyên gia” giỏi qua giúp chuyển giao công nghệ, kể cả kỹ thuật trồng lúa. Thế là anh Liêm cử năm “nông dân sản xuất giỏi” qua huấn luyện cho nông dân và thợ của Mozambique. Anh kể: “Người
dân châu Phi gọi tụi tui là “ông kỹ sư” không hà. Nhưng đó chỉ là những
nông dân giỏi làm ruộng và rành nghề cơ khí, chớ chẳng có bằng cấp gì
ráo”.


Sau Mozambique, đại diện ngành nông
nghiệp của Sudan (khi đó chưa tách nước) cũng đặt mua 10 máy gặt đập
liên hợp. Đưa máy đi rồi, gửi người làm chuyên gia, anh Liêm còn phải
tính chuyện đưa phụ tùng qua thay. “Chớ ở bển biết kiếm đâu ra phụ
tùng. Mới tháng rồi phía Mozambique phải cử người bay cả ngàn cây số qua
Việt Nam chỉ để mua... hai cái bạc đạn
” - anh kể.






Theo Yahoo
Nếu thấy bài viết hay bạn hãy click vào nút

Về Đầu Trang Go down
 

“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Ảnh đẹp động vật kiếm ăn trên cánh đồng
» đồng hồ led mô tơ
» CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG
» Ảnh đẹp động vật trong tuần này!
» Sơn La vừa xuất hiện động đất
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Kiến Thức Cuộc Sống :: Sáng Tạo Lý Thú-
“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu PhiXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

viproit

viproit
chuyên gia khoa học
chuyên gia khoa học
Tuổi Tuổi : 33Tham Gia Tham Gia : 04/09/2011Bài Viết Bài Viết : 117Đến từ Đến từ : phu quy
Trình Độ
kinh nghiệm:
“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Left_bar_bleue700/10000“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Empty_bar_bleue  (700/10000)


Cám ơn bạn!tôi được cộng 1 điểm
Bài gửiTiêu đề: “Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi “Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi I_icon_minitimeTue Oct 04, 2011 10:09 am



Một
nông dân mới học lớp 6 chế ra máy sạ lúa theo hàng chạy ngời ngời trên
đồng ruộng. Các chuyên gia ở châu Phi qua coi đã ký hợp đồng mua máy
ngay lập tức. Đã vậy, họ còn nhờ anh đưa người qua làm cố vấn kỹ thuật.


Quê ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười,
tỉnh Đồng Tháp, Phạm Thanh Liêm (36 tuổi) mê cơ khí từ nhỏ. Lớn lên lập
gia đình, anh gom chút vốn liếng mở xưởng sửa máy nông cụ. Những chiếc
máy xới, máy cày... bị trục trặc vô tay anh là chạy tốt!

Mất bốn năm để “máy thay người”


Rồi anh tiến tới cải tiến máy gặt đập
liên hợp của Trung Quốc. Cái máy gốc nặng nề, xuống ruộng là lún, chạy
vài bữa là hư, lúa suốt ra bị “sống”, rơm vô máy bị kẹt... Lại
thêm đồ phụ tùng tốn kém nên ai cũng ngán. Anh Liêm cải tiến nó nhẹ hơn,
máy chạy êm, lúa sạch trơn, rơm không kẹt, xuống ruộng hết lún. Bà con
khoái quá đặt mua nườm nượp.

“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Kysu1

Làm được vậy nhưng anh vẫn thấy chưa đã.
Bởi trong nghề ruộng, nông dân vẫn còn nhiều khâu tốn sức lao động như
bón phân, gieo sạ, xịt thuốc... chi phí cao, mất thời gian và công sức.
Một lần, có nông dân vác đến cái máy sạ hàng bị gãy gọng và than: “Gọi
máy sạ hàng nhưng nó chỉ có phần “máy” là cái hộc đựng lúa tự xoay,
thực chất cũng còn “sức người thay trâu”, phải còng lưng kéo. Phải chi
có cái máy mà mình ngồi luôn ở trển, chỉ cần cầm lái điều khiển, máy
chạy tới đâu sạ lúa tới đó. Vậy mới gọi là máy chớ!”
. Tiếng “rên” của nông dân nọ khiến anh Liêm suy nghĩ.

Theo thầy Xuân qua châu Phi làm tư vấn


Nghe tiếng anh Liêm, GS.TS Võ Tòng Xuân đến mời anh tham gia dự án “Giúp nông dân châu Phi trồng lúa” với nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp. Anh gãi tai lắc đầu: “Em mới học xong lớp 6 mà biết gì thầy, chuyện đó để cho kỹ sư họ làm”. Ông Xuân nói: “Không
có bằng cấp mà làm được công việc của kỹ sư thì còn hơn kỹ sư. Tôi cần
người làm được việc chớ không cần người có bằng cấp”.


Cuối năm 2009, anh Liêm cùng thầy Xuân
qua châu Phi để tư vấn cho đối tác Mozambique về máy nông nghiệp. Tại
đây, người ta chỉ những chiếc máy cày John Deere đồ sộ và nặng nề như
con trâu mộng nhờ anh Liêm cải tiến, thay bánh xe cao su của John Deere
bằng bánh lồng như ở Việt Nam. “Tôi làm không được vì máy này nặng quá” -
anh Liêm từ chối và mô tả cho ông Nuno Unige, giám đốc Công ty
LAP/Ubuntu, về hoạt động của những chiếc máy sạ, máy gặt đập liên hợp
của Việt Nam. Tức mình, ông Nuno Unige bay sang Việt Nam, tới tận Láng
Biển coi máy.

“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu Phi Kysu

Tới nơi, thấy xưởng cơ khí lèo tèo 50m2 của anh Liêm chỉ có vài cái máy tiện, hàn... lỏ nhỏ, ông Nuno “xìu”
xuống như bị dội gáo nước lạnh. Nhưng khi ra đồng, thấy máy sạ Thanh
Liêm bon bon trên ruộng, lúa sạ xuống đều tăm tắp và máy gặt đập chạy
rào rào, quào cắt lúa phía trước, suốt lúa phía sau, ông mê tít. Lúa
sập, lúa ngã máy cũng không chê!

Thay vì mua máy John Deere cả ngàn USD,
ông quyết định mua liền năm máy sạ và năm máy gặt đập liên hợp gửi về
Mozambique, đồng thời yêu cầu anh Liêm gửi “chuyên gia” giỏi qua giúp chuyển giao công nghệ, kể cả kỹ thuật trồng lúa. Thế là anh Liêm cử năm “nông dân sản xuất giỏi” qua huấn luyện cho nông dân và thợ của Mozambique. Anh kể: “Người
dân châu Phi gọi tụi tui là “ông kỹ sư” không hà. Nhưng đó chỉ là những
nông dân giỏi làm ruộng và rành nghề cơ khí, chớ chẳng có bằng cấp gì
ráo”.


Sau Mozambique, đại diện ngành nông
nghiệp của Sudan (khi đó chưa tách nước) cũng đặt mua 10 máy gặt đập
liên hợp. Đưa máy đi rồi, gửi người làm chuyên gia, anh Liêm còn phải
tính chuyện đưa phụ tùng qua thay. “Chớ ở bển biết kiếm đâu ra phụ
tùng. Mới tháng rồi phía Mozambique phải cử người bay cả ngàn cây số qua
Việt Nam chỉ để mua... hai cái bạc đạn
” - anh kể.






Theo Yahoo
“Ông kỹ sư” trên đồng ruộng châu PhiXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: 

Kiến Thức Cuộc Sống

 :: 

Sáng Tạo Lý Thú

-